Do yêu cầu về mặt kỹ thuật nên hố PID thang máy bắt buộc phải luôn ở trong tình trạng khô ráo. Do đó ngay từ ban đầu, vấn đề chống thấm cần phải được lưu ý. Đối với các công trình xây mới có lẽ mọi việc dễ dàng hơn, tuy nhiên trong trường hợp lắp thang máy cho nhà cải tạo thì việc chống thấm cho hố thang cũng sẽ gặp đôi chút khó khăn.
Có hai phương pháp chống thấm cho hố thang được sử dụng phổ biến, một là phương pháp dán màng chống thấm và hai là phương án thi công phun chống thấm thẩm thấu.
Hố thang máy phải luôn trong tình trạng khô ráo
1. Phương án dáng màng chống thấm
Đây là phương pháp cho hiệu quả ca tuy nhiên nếu lựa chọn cách này thì phải tiến hành ngay từ đầu sau khi việc đổ bê tông lót được hoàn thành làm hố PID. Quy trình được làm như sau
- Vệ sinh bề mặt bê tông lót.
- Quét một lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Sau đó tiến hành trải và khò khô lớp chống thấm.
- Tiếp theo cán một lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm, chờ vữa khô rồi bắt đầu khâu ghép cốp pha đổ bê tông hố PID
- Sau khi tháo cốp pha, nên quét thêm một lớp chống thấm Primer.
2. Phương pháp chống thấm phun thẩm thấu
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp không án dụng phương pháp 1, hố thang có hiện tượng thấm nước. Các bước tiến hành như sau
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt hố thang, đục bỏ lớp vữa thừa sau đó tiến hành tráng một lớp vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.
- Phung nước để tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm.
- Trộn hỗn hợp chống thấm theo tỷ lệ mà nhà cung cấp khuyến cáo.
- Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt hố PID thang máy với độ dày từ 2-3mm. Sau khi phung lớp chống thấm đầu tiên khoảng 4 đến 6 tiếng thì tiếp tục phun lớp thứ 2. Lưu ý phun nước dưỡng ẩm cho lớp chống thấm.- Cuối cùng là tráng một lớp vữa bảo vệ.
Nguồn: http://thangmaygiadinh.info/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét